[Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài Tri thức ngữ văn (Trang 80)

Hướng dẫn Soạn bài Kiến Thức Ngữ Văn 6 trang 80, 81 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 trong bộ sách Những chân trời sáng tạo được biên soạn theo chương trình đổi mới của bộ giáo dục. Hãy cùng đến với phần hướng dẫn cụ thể và lời giải chi tiết sau đây để nắm vững bài học hiệu quả hơn

Kiến thức đọc hiểu

Văn bản thông tin là văn bản có mục đích truyền đạt thông tin một cách đáng tin cậy, xác thực.

– Sapo là một đoạn văn ngắn nằm ngay dưới tiêu đề của văn bản nhằm giới thiệu ngắn gọn nội dung của bài báo và tạo sự hấp dẫn đối với người đọc.

– Nhan đề là tên văn bản thể hiện nội dung chính của văn bản.

Tiêu đề là tên của một chương, phần, hoặc một phần của văn bản. Tiêu đề giúp sắp xếp văn bản mạch lạc, dễ hiểu. Dưới mỗi tiêu đề là một hoặc một số đoạn tạo thành một phần của toàn bộ văn bản.

– Văn bản tường thuật một sự việc thuộc thể loại văn bản thông tin. Mục đích của loại văn bản này là giới thiệu, thuyết minh về sự kiện, giúp người đọc hình dung được diễn biến của sự việc và các thông tin liên quan.

Đặc điểm nổi bật của dạng bài này là:

– Trình bày các hoạt động theo trình tự thời gian.

– Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm, sử dụng các phương tiện ngôn từ và phi ngôn ngữ.

Xem thêm bài viết hay:  [Sách Cánh Diều] Soạn văn 6 bài 8 Văn bản Nghị luận (ngắn nhất)

– Thông tin sự kiện đảm bảo chính xác, tin cậy.

Kiến thức tiếng Việt:

– Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy là dấu chấm câu dùng để:

+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức.

+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức hợp.

Ví dụ:

Nếu bạn có thể quay trở lại thăm Trái đất 140 triệu năm trước, bạn sẽ thấy vô số loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ, cua; chiêm ngưỡng cảnh tượng đầy màu sắc của hoa và bướm; nghe tiếng ong vo ve, tiếng hót du dương của loài chim; kinh ngạc trước những con khủng long khổng lồ và những loài thằn lằn thời tiền sử khác.

– Trong câu trên, tác giả liệt kê một chuỗi hình ảnh về Trái đất cách đây 140 triệu năm và dùng hai dấu chấm phẩy để phân định ranh giới giữa các hình ảnh.

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

– Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình ảnh, sơ đồ, số liệu,… được sử dụng trong văn bản. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng nhằm mục đích bổ sung thông tin làm sáng tỏ, tăng sức thuyết phục cho nội dung văn bản, giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách trực quan, dễ dàng hơn.

Chẳng hạn, những hình ảnh trong văn bản Lễ cúng Thần Lửa của người Chơro giúp người đọc hình dung rõ hơn về các nghi thức và hoạt động trong nghi lễ này.

Xem thêm bài viết hay:  Soạn bài: Những đứa con trong gia đình

Nhớ để nguồn bài viết: [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài Tri thức ngữ văn (Trang 80) của website Trường THCS – THPT Âu Lạc

Chuyên mục: Văn học

Viết một bình luận