Bản chất của ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ có từ lịch sử xa xưa, gắn bó với đời sống con người và là phương tiện giao tiếp quan trọng. Không có ngôn ngữ không thể có xã hội loài người và ngược lại. Để tiếp cận sâu với ngôn ngữ, chúng ta cần hiểu bản chất của nó. Hãy cùng Trường THCS – THPT Âu Lạc tìm hiểu về “Bản chất của ngôn ngữ” qua bài viết dưới đây nhé.

1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

– Ngôn ngữ ra đời cùng với sự phát triển lịch sử loài người. Ngôn ngữ có từ lịch sử xa xưa. Ngôn ngữ gắn bó với đời sống con người và là phương tiện giao tiếp quan trọng. Không có ngôn ngữ không thể có xã hội loài người và ngược lại.

– Về mặt lịch sử, con người sử dụng ngôn ngữ từ thời xa xưa. Ngôn ngữ cùng lao động, tư duy là nhân tố tạo nên con người. Cho đến bây giờ, ngôn ngữ luôn gắn bó mật thiết với con người và xã hội loài người.

– Ngôn ngữ là hệ thống các đơn vị ngôn ngữ cùng những quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ ấy. Một cách tiếp cận ngôn ngữ nữa là: bản chất xã hội của ngôn ngữ.

a. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên

– Hiện tượng tự nhiên: 

Ví dụ: mưa, bão, động đất, sóng thần, cầu vồng, núi lửa … Các hiện tượng tự nhiên tự nảy sinh, tồn tại, phát triển và tiêu hủy như tự nhiên, không phụ thuộc vào con người.

– Ngôn ngữ do con người quy ước, nó không tự nảy sinh, phát triển như hiện tượng tự nhiên, nó phụ thuộc vào ý thức của con người.

Do ảnh hưởng của thuyết tiến hóa Đác-uyn, cho rằng: ngôn ngữ tự hình thành và từ tiêu hủy như tiếng Tiên Ly (Trung Quốc), tiếng hạn (một số từ cũ không d ng và tiêu hủy,  từ mới xuất hiện. Đó chưa phải cơ sở khẳng định sự phát triển mang tính tự nhiên của ngôn ngữ). Ngôn ngữ luôn mang tính kế thừa và phát triển, cái cũ vẫn còn in dấu tích trong ngôn ngữ hiện đại.

b. Ngôn ngữ cũng không phải là một hiện tượng sinh vật

* Ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh:

– Con người sinh ra đã có bản năng: đi, ngồi, chạy…đó là chức năng sinh học trong bản thể của con người không phụ thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống.

– Ngôn ngữ không phải bẩm sinh. Tuy nhiên, con người có các cơ quan bẩm sinh liên quan đến phát âm: khoang phát âm như mũi, răng, môi…, cơ quan hô hấp, trung ương thần kinh. Nhưng không thể coi đó là cơ sở để hiểu tính bẩm sinh của ngôn ngữ.

– Ngôn ngữ là kết quả của sự học hỏi, bắt chước, tiếp x c xã hội, với mọi người xung quanh.

Ví dụ 1: Đứa trẻ sinh ra Việt Nam, nhưng lớn lên ở Nga, tiếp xúc với người Nga sẽ nói tiếng Nga.

Ví dụ 2: Đứa trẻ sinh ra mà sống cách biệt xã hội loài người thì sẽ không biết nói tiếng người (không biết ngôn ngữ)

Ví dụ 3: Trong tác phẩm “Hòn đảo bí mật” của nhà văn J.Vecnơ (1828- 1903) kể lại  câu chuyện chàng Ayrơtôn bị bỏ hoang ngoài đảo vì bị trừng phạt và không nói được, mất khả năng tư duy. Sau trở về xã hội loài người mới dần hồi phục.

Ví dụ 4: Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta tìm được 2 em bé gái ở hang sói trong rừng. Bằng khoa học và xác định được rằng em lớn 8 tuổi, em bé 2 tuổi. Cả 2 đều không biết nói tiếng người. Sau đó, em nhỏ bị chết. Em lớn gần với con người như lại có tập tục giống như của chó sói. Sau 3 năm mới bập bẹ tiếng nói đầu tiên. Năm 16 tuổi mới nói như đứa trẻ lên 4.

Ví dụ 5: Bằng thực nghiệm: theo nhà sử học Hêđôrôt, hoàng đế Zêlan Utđin Acba đã cho bắt cóc một số trẻ em sơ sinh thuộc nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau, rồi đem nuôi thoát ly xã hội loài người trong một tháp kín, không ai được đến gần, cho ăn qua một đường dây… 12 năm sau, khi mở tháp, những đứa trẻ lớn lên bình thường nhưng chúng không có biểu hiện gì về ngôn ngữ, tôn giáo và tín ngưỡng.

– Xem xét ngôn ngữ trẻ mới tập nói bập bẹ nhưng âm thanh đầu tiên không coi là hiện tượng bẩm sinh của ngôn ngữ. Các âm trẻ dễ nói phần lớn là phụ âm môi. Các âm giống  nhau nhưng ở mỗi ngôn ngữ có nghĩa khác nhau. Ví dụ mama (tiếng Nga là “mẹ”, tiếng Grudia nghĩa là “bố”), tiếng papa (tiếng Nga là “bố”, tiếng Thổ Nhĩ Kì nghĩa là “cô gái”)…

Xem thêm bài viết hay:  Chan hòa là gì?

* Ngôn ngữ không mang tính di truyền:

Con người sinh ra có đặc điểm về bẩm sinh hay di truyền như: đi, ngồi, màu da, tỉ lệ thân thể (người châu Âu thường cao hơn, da trắng còn người Việt Nam thấp hơn và da vàng, tóc đen). Ngôn ngữ không mang tính di truyền. Con người sinh ra nếu không có giao tiếp với người khác, với xã hội thì không bao giờ có ngôn ngữ.

* Ngôn ngữ không đồng nhất với tiếng kêu của động vật:

– Động vật dùng tiếng kêu để thông báo theo bầy đàn báo hiệu sự nguy hiểm hay gọi nhau như: tiếng gà mẹ kêu cục cục gọi đàn con, tiếng gáy của gà là đặc trưng của nó, tiếng chó sủa ….

– Âm thanh ngôn ngữ khác âm thanh (tiếng kêu) của một số động vật. Một số con vật nói được tiếng người (sáo, vẹt, yểng…) đó là kết quả quá trình rèn luyện  phản xạ không hoặc có điều kiện của một số loài động vật đó.

Ngôn ngữ là sản phẩm của loài người do con người quy ước gắn liền tư duy, suy đoán của con người nên không thể đồng nhất ngôn ngữ với tiếng kêu động vật.

c. Ngôn ngữ không mang tính cá nhân

– Ngôn ngữ có tính xã hội là sản phẩm của một dân tộc nên có tính chất chung. Còn lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân, có tính cụ thể được tạo ra trên cơ sở cái cái chung của ngôn ngữ. Vì thế, con người mới có thể giao tiếp với nhau được. Vì thế ngôn ngữ mang tính chất chung, ph biến mà mọi người trong cộng đồng s dụng ngôn ngữ  đó phải tuân  theo.

– Ngôn ngữ không của riêng ai. Ngôn ngữ là sản phẩm của cộng đồng, 1 xã hội. Nó là sự quy ước của cộng đồng. Vì thế, ngôn ngữ mang bản sắc và phong cách của từng cộng đồng, từng dân tộc.

– Cá nhân có thể có phong cách ngôn ngữ riêng, sáng tạo riêng trên cơ sở tuân thủ những quy ước chung của XH. Cá nhân không thể tự mình thay đ i ngôn ngữ của xã hội. Ví dụ phong cách thơ Tố Hữu, phong cách ND trong “Truyện Kiều”…

d. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

– Hiện tượng xã hội: như cưới xin, nhà trường, gia đình… tồn tại, phát triển và tiêu hủy phụ thuộc vào con người.

– Ngôn ngữ có tính quy ước, là công cụ con người giao tiếp, trao đ i tư tưởng tình cảm với nhau. Có ngôn ngữ thì XH con người mới tồn tại. Ngôn ngữ đứng ngoài xã hội, ngôn ngữ không tồn tại.

– Mác và P. Ăng ghen cũng khẳng định: ngôn ngữ chỉ nảy sinh do nhu cầu con người giao tiếp với nhau. 

Ví dụ: Những đứa trẻ, sau khi lọt lòng mẹ phải sống cách biệt với xã hội loài người thì không thể biết đến giao tiếp bằng ngôn ngữ.

– Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, vì:

+ Ngôn ngữ chỉ nảy sinh, tồn tại và phát triển trong XH loài người và phụ thuộc vào XH.

+ Ngôn ngữ phục vụ cho toàn thể XH với tư cách là phương tiện giao tiếp.

+ Ngôn ngữ mang bản sắc của từng cộng đồng XH (thể hiện ý thức xã hội)

+ Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong quá trình phát triển, cùng với những biến đổi của xã hội, ngôn ngữ có sự chuyển hóa và biến đổi, tiếp thu cái mới như: từ mới, nghĩa mới để hoàn thiện hơn.

– Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội là mối quan hệ qua lại. Xã hội phát triển và tồn tại nhờ ngôn ngữ và ngược lại. Nhờ ngôn ngữ, con người giao lưu với nhau và tự hoàn thiện bản thân. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội: là công cụ điều hành, quản lí, tổ chức, phân phối hàng hóa và mọi mặt của đời sống, ban hành văn bản, phát lệnh nhà nước để mọi người tuân theo.

Xem thêm bài viết hay:  Cây láp là gì

– Vậy, ngôn ngữ không thể tồn tại ngoài XH. Ngược lại, không có môi trường XH thì ngôn ngữ không thể nảy sinh và phát triển.

2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt

– Ngôn ngữ có mối quan hệ với hiện tượng xã hội khác như: kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng theo chủ nghĩa Mác- Lê nin.

+ Cơ sở hạ tầng là: toàn bộ quan hệ sản xuất của một xã hội ở một giai đoạn phát triển nào đó.

+ Kiến trúc thượng tầng: Là những quan điểm về chính trị, phát quyền, tôn giáo, nghệ thuật… của xã hội và các tổ chức xã hội tương ứng với cơ sở hạ tầng.

– Ngôn ngữ là một hiện tượng XH đặc biệt, vì:

+ Ngôn ngữ không phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng của riêng một XH nào. Khi cơ sở hạ tầng hay kiến trúc thượng tầng bị phá vỡ thì ngôn ngữ không hề thay đổi.

+ Mỗi kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của một cơ sở hạ tầng. Khi cơ sở hạ tầng bị tiêu hủy thì kiến trúc thượng tầng cũng bị phá vỡ. Thay vào đó và KTTT và CSHT mới nhưng ngôn ngữ không thể thay đổi. Ngôn ngữ chỉ có thể biến đổi liên tục chứ không tạo ra ngôn ngữ mới.

+ Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Marr đã đồng nhất phát triển ngôn ngữ với phát triển hình thái kinh tế. Điều này không có cơ sở vì ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng.

– Ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Các giai cấp trong XH đều dùng chung một ngôn ngữ theo lợi ích riêng của họ. Theo “Học thuyết mới về ngôn ngữ” của Marr cho rằng ngôn ngữ tính giai cấp. Điều này hoàn toàn không đúng. Vì ngôn ngữ ra đời cùng với xã hội loài người. Khi xã hội phân chia giai cấp thì có đấu tranh giai cấp nhưng không phải để phân biệt ngôn ngữ. Các giai cấp vẫn sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Chỉ có các tiếng lóng, biệt ngữ xuất hiện dùng trong giai tầng nhất định trong xã hội. Giai cấp quý tộc, tư sản dùng ngôn ngữ tỏ ra địa vị cao sang đối lập ngôn ngữ nhân dân lao động dùng là dân dã, giản dị.

3. Ngôn ngữ có bản chất văn hóa

a. Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc

– Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người được sử dụng nhiều nhất trong các phương tiện giao tiếp.

– Ngôn ngữ tiếp xúc văn hóa và ngôn ngữ bản địa hay ngoại lai. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa đặc trưng. Ngôn ngữ chính là phương tiện phản ánh, ghi lại văn hóa của quốc gia. Đặc biệt kho từ vựng là lớp từ biểu hiện đặc trưng nền văn hóa của mỗi dân tộc với phong tục, tập quán riêng. 

Ví dụ, Nhật Bản là nước phát triển lúa nước nên có lễ hội cùng với sự xuất hiện cụm từ gọi tên lễ hội đó: Lễ cu mùa (Kigasai), lễ c u l a mùa thu (Ninamesai), hội làm ruộng (Taasobi), hội cơm mới (Gohanshiki)…và không có các nước phát triển công nghiệp. Việt Nam có các từ th ng, cày, bừa, gặt, gi n, sàng, nong, nia…gắn với nhà nông.

Đặc biệt, ngôn ngữ là công cụ sáng tác văn học và tiếp thu nền văn hóa dân tộc trong mỗi thời kì lịch s . Văn học là tấm gương phản chiếu lịch s . Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Nên ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu văn hóa, văn học mỗi dân tộc.

b. Ngôn ngữ phản ánh sự giao thoa giữa các nền văn hóa

– Các ngôn ngữ trong khu vực có sự giao thoa ảnh hưởng lẫn nhau mặc dù không cùng nguồn gốc. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ khẳng định rằng các ngôn ngữ không cùng nguồn gốc hay loại hình ngôn ngữ nhưng vẫn có một số yếu tố ngôn ngữ gần nhau. Đó là kết quả của quá trình tiếp xúc văn hóa trong khu vực. 

Ví dụ ngôn ngữ các nước Hi Lạp, Bungari,…

– Do tính chất xâm lược và bành trướng nên các nước bị xâm lược ít nhiều chịu ảnh hưởng ngôn ngữ các nước đi xâm lược hoặc bành trướng nên tạo ra giao thoa ngôn ngữ và văn hóa. 

Ví dụ Việt Nam ngôn ngữ tiếp xúc tiếng Hán (do bị hàng nghìn năm Bắc thuộc), vay mượn tiếng háp (thời Pháp thuộc). Tiếng Việt không vì lẽ đó mà bị tiêu hủy. Đó là kết quả của sự giao thoa chọn lọc làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc. Hệ thống từ vựng tiếng Việt phong phú, đa dạng. Cũng chỉ một SVHT với từ đất nước tiếng Việt có thể dùng các từ khác như: giang sơn, xã tắc, quốc gia, tổ quốc, sơn hà… Từ trăng có từ Hán Việt: nguyệt

Xem thêm bài viết hay:  Ẩn dụ là gì?

– Sự tiếp xúc giao lưu các ngôn ngữ khác nhau theo con đường tự nguyện, hòa bình khi có sự giao lưu giữa các dân tộc về chính trị – kinh tế – văn hoá – xã hội. Tiếng Việt có lớp từ vay mượn tiếng Nga (bôn sê vich, Xô Viết) , tiếng Anh (ten nit, mít tinh, căng tin…), tiếng Pháp (moa – toa/ bạn – tôi)

Kết quả:

– Các ngôn ngữ có sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau về NÂ-TV-NP- PC ngôn ngữ…để làm phong ph ngôn ngữ dân tộc hoặc cũng có thể làm cho ngôn ngữ dân tộc bị lai căng, thậm chí tiêu vong.

– Khi có sự thâm nhập, ngôn ngữ dân tộc có sự biến đ i về NÂ-TV-N ph hợp với dân tộc đó, thích ứng nhu cầu giao tiếp và TD.

– Hình thức: vay mượn yếu tố ngôn ngữ khác (VD cac bon, ping pông, cà phê, bôn sê vich, vằn thắn, …); Sao phỏng: cửu trùng – chín l n hồng nhan – má hồng…

c. Đặc điểm của ngôn từ tiếng Việt và sự phản ánh văn hóa của người Việt Nam

– Theo Trần Ngọc Thêm (nhà NC ngôn ngữ) cho rằng: có 2 loại hình văn hóa. Văn hóa trọng tĩnh (gốc nông nghiệp, đặc trưng là trồng trọt, thiên nhiên, trọng tình, trọng nghĩa…các nước phương Đông). Văn hóa trọng động (gốc du mục, đặc trưng là chăn nuôi, du cư, trọng tài, trọng võ… như các nước phương Tây). Việt Nam thuộc văn hóa trọng tĩnh mang nên ngôn ngữ mang đặc trưng cụ thể sau:

* Hệ thống từ xưng hô rất phong phú:

– So sánh cách xưng hô với ngôn ngữ khác: tiếng Việt dùng đại từ xưng hô có nhiều biến thể có ông, bà, bố, mẹ, anh trai, em trai, chị gái, em gái, cô ấy, cô, gì, chú , bác… Cách xưng hô của người Việt biểu hiện 3 đặc điểm văn hóa của người Việt:

+ Có tính thân mật, trọng tình cảm, coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng.

+ Có tính xã hội hóa, cộng đồng hóa cao, trong hệ thống từ xưng hô không có cái tôi chung chung. Quan hệ xưng hô phụ thuộc vào tu i tác, địa vị xã hội. Ví dụ các xưng hô chú – con / chú cháu là một t hợp của 2 quan hệ của 2 người.

+ Thể hiện tính kĩ lưỡng: xưng khiêm – hô tôn theotính chất coi trọng, đề cao nhau hoặc tục “phạm h y” tránh khiêng tên riêng.

– Tiếng Việt trọng về tình cảm nên trong cách cảm ơn hay xin lỗi cũng dùng nhiều từ ngữ theo từng hoàn cảnh giao tiếp hoặc lời chào.

* Đặc trưng văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ:

– Ngôn từ có tính biểu tượng cao bên cạnh tính quy ước và tính võ đoán của ngôn ngữ nên tiếng Việt có tính biểu tượng, biểu cảm cao trong cách diễn đạt.

– Sầu đong càng lắc càng đầy/ Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

Ba thu: chỉ 3 mùa thu, ba năm. Câu này do câu trong Kinh thi “nhất nhật bất kiến như tam thự hề” (một ngày không thấy nhau xem lâu như 3 năm); ba thu là cách chỉ thời gian ước lệ.

VD: Xuân: mùa xuân, tuổi xuân, sức xuân, nàng xuân (cô gái trẻ), xuân (năm)…

– Lối diễn đạt cân đối, nhịp nhành trong sử dụng ngôn từ, đặc biệt thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam do ảnh hưởng lối tư duy tổng hợp, lối sống kinh tế nông nghiệp cha ông ta để lại trong kho tàng văn học dân gian.

– Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

– Nhất bên trọng, nhất bên khinh

– Dậu đổ bìm leo

– Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

– Sản phẩm của nền văn học trọng tình cảm nên trong cách dùng ngôn từ, tiếng Việt  có lớp từ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt, lớp từ khá phong phú đa dạng cho sự lựa chọn sử dụng để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. Ví dụ như các tính từ chỉ ý nghĩa mức độ tuyệt đối: xanh lè, xanh ngắt, xanh um,… trắng bạch, trắng phau, trắng tinh,… các từ tình thái như ôi, chao ôi, nhỉ, nhé…

Nhớ để nguồn bài viết: Bản chất của ngôn ngữ là gì? của website Trường THCS – THPT Âu Lạc

Viết một bình luận